Tủ Bếp Thoáng Chân. Có Thật Sự Là Trend

Trang chủ Tin tức Tạp Chí Nội Thất Tủ Bếp Thoáng Chân. Có Thật Sự Là Trend

Tủ Bếp Thoáng Chân. Có Thật Sự Là Trend

Cùng tìm hiểu những thông tin về loại tủ bếp thoáng chân này, ưu và nhược điểm ra sao để biết rằng chúng có nên áp dụng cho nội thất nhà Việt, đặc biệt với tầng 1 nhà phố hay nồm ẩm và khó lau chùi chân tủ.

Lựa chọn mẫu tủ bếp đẹp, hiện đại cho phòng bếp của gia đình luôn là sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là khi sống tại những ngôi nhà phố có tầng 1 thường xuyên ẩm thấp và khó lau chùi chân tủ.

Và chắc hẳn bạn cũng đã quen với những mẫu tủ bếp truyền thống, với nhiều mẫu mã và phong cách đa dạng trên thị trường hiện nay từ cổ điển, hiện đại tới phá cách, độc đáo.

Tuy nhiên bạn đã bao giờ để ý tới mẫu tủ bếp thoáng chân mang phong cách hơi hướng châu Âu như thế này hay chưa?

Và nếu câu trả lời là có, bạn đã từng nhìn thấy qua chúng thì liệu rằng bản thân có cảm thấy hứng thú và muốn ứng dụng thiết kế này cho gia đình của mình.

Đừng vội đưa ra câu trả lời hay quyết định nào hết vì kiến trúc sư Đoàn Hữu Kiên (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) sẽ đưa ra một vài thông tin hữu ích về loại tủ này. Để đưa tới kết luận xem liệu đây có phải là loại tủ nên áp dụng thiết kế cho nội thất nhà Việt? Đặc biệt với nhà phố, với tầng 1 thường xuyên ẩm thấp và khó lau chùi chân tủ.

Thế nào là tủ bếp "thoáng chân"

Tủ bếp thoáng chân đang trend nhưng có nên dùng cho nội thất nhà Việt, đặc biệt với tầng 1 nhà phố hay nồm ẩm - Ảnh 1.
 

Ảnh minh họa.

Nhìn vào thiết kế của chiếc tủ bếp này chắc hẳn bạn đã nhanh chóng hiểu ra ý nghĩa của cái tên đúng không.

Chiếc tủ bếp "thoáng chân" này là một hướng thiết kế mới, khắc phục được những nhược điểm của tủ bếp truyền thống khi có phần chân tủ được thiết kế mảnh có thể từ nguyên liệu gỗ hoặc kim loại, nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn cho chiếc tủ.

Chiều cao của chân dài giúp tủ tạo được độ thoáng lớn khi tiếp xúc với nền. Phần không gian trống mới này được ngăn cách với nền nhà bếp thường xuyên phải lau rửa ẩm ướt và cũng giúp ăn gian được thị giác và mới mẻ, độc đáo hơn so với các mẫu tủ chạm nền truyền thống.

Ngoài ra, phong cách này còn mang hơi hướng phương Tây, thường xuất hiện trong những ngôi nhà được thiết kế theo lối sống tối giản minimalism đang là xu thế được nhiều gia đình hướng đến.

Ưu điểm:

Tủ bếp thoáng chân đang trend nhưng có nên dùng cho nội thất nhà Việt, đặc biệt với tầng 1 nhà phố hay nồm ẩm - Ảnh 2.
 

Ảnh minh họa.

- Thiết kế mang tính mới mẻ, thổi được làn gió mới lạ cho không gian nhà thay vì những mẫu tủ cổ điển, truyền thống mà các gia đình Việt vẫn đang thường sử dụng.

- Giúp thiết kế tủ trong không gian nhà bếp thoáng và rộng rãi hơn, tránh bí bách so với kiểu thiết kế tủ bệt xuống sàn dạng truyền thống.

- Thiết kế này giúp tăng tính thẩm mĩ cho không gian phòng bếp.

- Khu vực chân tủ bếp thoáng, dễ lau chùi, loại bỏ những khoảng trống ẩm thấp là nơi trú ngụ của các loài côn trùng gây mất vệ sinh như gián, kiến… vẫn đang hàng ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình bạn.

Nhược điểm:

- Các gia đình Việt lâu nay vẫn thường tận dụng gầm của tủ bếp để được bình ga, thùng đựng gạo nhưng với thiết kế này nếu ứng dụng trong phòng bếp sẽ không làm được điều đó.

- Độ thoáng của chân tủ cũng có những hạn chế nhất định cho việc làm sạch khi sử dụng lâu ngày.

- Các loại động vật gắm nhấm như chuột, gián,... có thể sử dụng khoảng trống này làm nơi trú ngụ, làm tổ và đẻ con gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của cả gia đình.

Kết luận:

Kiến trúc sư cho rằng: Với những thiết kế mang phong cách mới, khác với những thiết kế truyền thống, chắc chắn không dễ dàng tiếp cận với đa số mọi người. Thế nhưng nếu bạn là người yêu thích những điều mới mẻ, yêu thích phong cách sống tối giản, hiện đại thì mẫu tủ bếp thoáng chân này là một lựa chọn không tồi và đáng để thử cho không gian nhà của bạn.

Tủ bếp thoáng chân đang trend nhưng có nên dùng cho nội thất nhà Việt, đặc biệt với tầng 1 nhà phố hay nồm ẩm - Ảnh 3.
 

Ảnh minh họa.

Lưu ý cho thiết kế tủ 'thoáng chân' này:

Quy cách chân tủ thường được thiết kế thụt sâu vào trong để tạo sự thoải mái cho người đứng làm việc. Vậy nên chiều cao chân tủ thường khoảng 10cm và chiều sâu là 10cm.

- Thiết kế chân tủ luôn thụt sâu vào 10cm (so với thân tủ) để người đứng làm việc với bàn tủ được thoải mái, không bị cấn mũi chân.

- Chiều cao chân tủ: Khoảng 10 cm là hợp lý.

Theo Nhịp Sống Việt